PHẬT GIÁO VÀ CUỘC SỐNG

Hướng dẫn cách Cúng Ông Táo 灶君 – 定福灶君

🙏Hướng dẫn cách cúng Ông Táo – 灶君 – 灶王 – 灶神 – 定福灶君

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc[4]. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Cúng Ông Táo theo phong tục người ta thường sử dụng 1 bài vị ghi 4 chữ “Định Phúc Táo Quân” nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

👉Lễ vật : bông, trái cây, 3 chung rượu trắng, 1 cặp đèn cầy, 1 bộ tam sên, giấy cúng, muối gạo. (Bộ Tam Sên bao gồm : 1 trứng, 1 miếng thịt luột hay thịt quay, 1 con tôm hay cua)

🙏Khấn vái : Táo Phủ Thần Quân, Chư vị Táo Thần đồng lai chứng giám. Con tên………Tuổi……….Nay ngày lành tháng tốt con cúng Chư Vị. Cầu mong Chư vị phù hộ bổn mạng gia đình bình an, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, sở cầu như ý.
Ý nghĩa ngày đưa Ông Táo về trời và đón ông Táo trở về trần gian:
Lễ cúng đưa Táo Quân về trời ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23-12 âm lịch) được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Ông Táo sẽ rời trần gian lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế những việc thiện ác, hay dở, tốt xấu đã “thực mục sở thị” trong một năm ở hạ giới. Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 (hoặc ngày cuối cùng của năm) là thời điểm đón ông Công ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới.
Theo quan niệm của người Việt nhà nào cũng mua cá chép làm ngựa cho ông táo lên trời. Ngoài ý nghĩa để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời,
+ Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Ngày hôm đó, gia đình nào cũng làm mâm cơm cúng thật thịnh soạn, khấn trước bàn thờ, kể rõ mọi việc trong năm và mong muốn trong năm mới mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió.
+ Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *